Y học thường thức

Những triệu chứng kéo dài sau khi nhiễm Covid-19 gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi và có bệnh lý nền. Kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 giúp đánh giá chức năng các cơ quan, điều trị và dự phòng các yếu tố nguy cơ bệnh lý và sức khỏe tâm thần kinh.

Xét nghiệm CRP hay còn gọi là xét nghiệm protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP) là một xét nghiệm quan trọng để xác định và đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng. Xét nghiệm CRP còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị các tình trạng rối loạn tự miễn hoặc bệnh mạn tính.
“Cơn bão cytokine” là tình trạng sản xuất cytokine quá mức do phản ứng miễn dịch của cơ thể không được kiểm soát trước các tác nhân kích thích. Các tác nhân ở đây có thể là tình trạng nhiễm trùng, bệnh ác tính, rối loạn thấp khớp…
Nhiều người lầm tưởng rằng loãng xương chỉ xảy ra ở phụ nữ. Thực tế là loãng xương có thể xảy ra ở cả hai giới nam và nữ. Loãng xương có thể được chẩn đoán và dự báo bằng cách đo kiểm tra mật độ khoáng xương. 

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong. Quá trình phục hồi sau cơn đột quỵ cần rất nhiều thời gian và không thể đoán trước được. Việc tầm soát nguy cơ đột quỵ là cần thiết để lập ra một kế hoạch nhằm kiểm soát và phòng tránh các cơn đột quỵ có thể xảy ra. Vậy khi nào và bao lâu bạn nên tầm soát nguy cơ đột quỵ?

Tầm soát đột quỵ là tìm kiếm, phát hiện và chẩn đoán các tổn thương, bệnh lý và các yếu tố có thể gây ra cơn đột quỵ trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng khi tầm soát nguy cơ đột quỵ.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn, tức giận hoặc chán nản trong một thời điểm nào đó. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trên hai tuần, có thể bạn đang đối mặt với chứng trầm cảm.
Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai, thuộc mọi hoàn cảnh sống, ở bất kỳ độ tuổi nào và được phát hiện ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.