Y học thường thức
Biến chứng nặng nề nhất của Loãng xương là làm gia tăng nguy cơ gãy xương và các hệ quả nghiêm trọng của gãy xương như đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên loãng xương lại là bệnh âm thầm, không có triệu chứng khi mới mắc bệnh, vì vậy việc chẩn đoán sẽ chậm trễ nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Để chẩn đoán loãng xương, hiện nay phải dựa vào việc đánh giá mật độ khoáng của xương (còn gọi là mật độ xương hay khối lượng xương). Có nhiều phương pháp đo mật độ xương, nhưng DEXA là phương pháp chính xác nhất và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội.
Cúm mùa bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông và xuân, khi cơ thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Rối loạn lo âu là tình trạng tâm lý phổ biến, trong đó người bệnh thường xuyên cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng quá mức mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể.

 

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, điều trị và cách tầm soát sẽ giúp bạn chủ động giảm các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh.

Cảm cúm là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở mọi lứa tuổi, do virus cúm gây ra. Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng, thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh thường gặp hiện nay trong xã hội. Bệnh tiểu đường đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nước tiểu là dịch bài tiết quan trọng của cơ thể, vì nó giúp loại bỏ phần lớn các chất thải và cặn bã. Những thay đổi trong các chỉ số hóa lý của nước tiểu, khi được phân tích qua xét nghiệm, có thể chỉ ra sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa của cơ thể tại thời điểm đó.