VIÊM DA TIẾT BÃ

1/ VIÊM DA TIẾT BẢ LÀ GÌ:
Viêm da tiết bã là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vẩy vùng tiết bã (nếp mũi má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu ..)
Thường khởi phát ở tuổi nhũ nhi (khoảng 3 tuổi), hiếm khi ở độ tuổi trước dậy thì, nhưng đỉnh cao ở trong khoảng 18-40 tuổi với nam nhiều hơn nữ, sau 40 tuổi tỉ lệ giảm nhưng hầu hết chỉ gặp ở nam.


2/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM DA TIẾT BÃ
Bệnh viêm da tiết bã xảy ra khi quá trình tái tạo da đầu bị rút ngắn, dẫn đến sự bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh hơn chúng kết dính lại với nhau tạo thành vẩy có thể nhìn thấy được.
Nguyên nhân của viêm da tiết bã chưa rõ, tuy nhiên có nhiều yếu tố góp phần gây nên bệnh (yếu tố nội sinh, yếu tố ngoại sinh)
Có mối quan hệ giữa viêm da tiết bã và lượng chất bã: điều này thể hiện qua lứa tuổi thường hay gặp là thanh thiếu niên, người trẻ (do hoạt động tuyến bã gia tăng mạnh), vị trí phân bố sang thương là vùng tiết bã, hormon cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh, viêm da tiết bã không chỉ bắt đầu tuổi dậy thì mà còn gặp ở nam nhiều hơn nữ, điều này chứng tỏ có sự ảnh hưởng của androgen lên đơn vị nang lông tiết bã.
3/ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM DA TIẾT BÃ
Bệnh khởi phát từ từ , thường tái phát, một số trường hợp năng hơn vào mùa đông,
Sang thương da dát , mảng hoặc sẩn màu đỏ , tróc vẩy , mài vàng giới hạn rõ, có thể ngứa hoặc không ngứa
Vị trí thường gặp là da đầu , rìa chân tóc , đầu chân mày , nếp mũi má , mang tai , lỗ tai và sau tai , lưng trên và trước ngực , các nếp gấp
4. CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY VIÊM DA TIẾT BÃ:
Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, bệnh Parkinson, bệnh tâm thần
Thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống rượu , cơ thể mệt mỏi, béo phì , suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Vi nấm Malassezia (còn gọi là Pytyrosporum) là chủng vi nấm ký sinh ở da người bình thường và được chứng minh đóng vai trò sinh bệnh trong viêm da tiết bã
5. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾT BÃ:
– Mục đích: Loại bỏ mài và vẩy, Ức chế sự tăng sinh vi nấm, tránh bội nhiễm vi trùng, giảm hồng ban và ngứa.
– Điều trị tại chỗ: Kem chống nấm (Nizoral cream,lamisil cream …), chống viêm (Eumovate, Silkron cream chú ý chỉ sử dụng trong thời gian ngắn tránh teo da, giữ ẩm giai đoạn sang thương tróc vẩy khô.
Dùng thuốc uống kháng nấm nếu thuốc bôi không hiệu quả hoặc sang thương nhiều(nên cần có sự tư vấn bác sĩ khi dùng thuốc uống )
– Thuốc chống ngứa kháng histamine (cetirizin, loratidin , desloratidin, fexotadin….) khi có ngứa