Hỏi đáp y khoa
Sau khi nhiễm Covid-19, một số trẻ khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng một số trẻ sau nhiều tháng vẫn ho, hồi hộp, suy giảm trí nhớ, khó tập trung học tập, cảm thấy mệt mỏi khi chạy nhảy, vận động… Các triệu chứng này là hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em, có thể gặp ở cả những trẻ bị Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Cho đến thời điểm hiện nay chưa thể xác định chính xác hội chứng hậu covid-19 có thể kéo dài bao lâu. Những trường hợp được ghi nhận bị hội chứng hậu Covid-19 kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, thậm chí lên đến 9 tháng hoặc lâu hơn.
Bao lâu sau khi khỏi bệnh có thể đi khám hậu Covid-19 có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều F0 đang cần lời giải. Theo lời khuyên của chuyên gia thì sau 4 tuần kể từ khi mắc Covid-19, bạn có thể đi khám để kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19. Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp đánh giá và chẩn đoán tình trạng các cơ quan, kiểm tra tình trạng viêm và đông máu nhằm điều trị các triệu chứng hậu Covid-19 hiện tại và dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra.
“Cơn bão cytokine” là tình trạng sản xuất cytokine quá mức do phản ứng miễn dịch của cơ thể không được kiểm soát trước các tác nhân kích thích. Các tác nhân ở đây có thể là tình trạng nhiễm trùng, bệnh ác tính, rối loạn thấp khớp…
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế Việt Nam thì Phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần có thể tiêm vaccine COVID-19. Trước đó, Bộ Y tế xếp phụ nữ mang thai vào nhóm đối tượng hoãn tiêm phòng vaccine COVID-19. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, số ca nhiễm COVID-19 ở nhóm đối tượng này ngày một tăng cao và có nhiều trường hợp diễn biến nặng, Bộ Y tế khuyến cáo ưu tiên tiêm vaccine cho nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.

🔸 Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy vaccine COVID-19 bảo vệ hầu hết mọi người, và nó cũng cho thấy hiệu quả ngăn ngừa bệnh trong điều kiện thực tế. Nhưng không có vaccine nào có thể ngăn ngừa bệnh tật 100%. Do vậy, một số người đã tiêm chủng vaccine COVID-19 đầy đủ vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh.

Tỉ lệ mắc ung thư đang có xu hướng tăng nhanh, số lượng người trẻ bị bệnh ngày càng cao. Năm 2018, Việt Nam có hơn 165.000 ca ung thư mới, dự báo con số này có thể lên đến 190.000 người vào cuối năm 2020 (Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế IARC). Do đó, việc tầm soát ung thư định kỳ là rất quan trọng để có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ung thư.