HÔ HẤP VÀ DỊ ỨNG MIỄN DỊCH LÂM SÀNG

Đơn vị Hô Hấp và Dị ứng miễn dịch lâm sàng của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 đứng đầu là  PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan cùng nhiều chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực hô hấp, đã được đào tạo trong và ngoài nước.

Đơn vị Hô hấp và Dị ứng miễn dịch chẩn đoán và điều trị các bệnh lý:

Bệnh lý  về Hô hấp: hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ho kéo dài, viêm hô hấp, khó thở không rõ nguyên nhân, ngáy và ngưng thở lúc ngủ, tầm soát ung thư phổi, viêm phổi, cai thuốc lá…

Các bệnh dị ứng thường gặp như: dị ứng thuốc, hoá chất, mỹ phẩm, dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm, mày đay mạn tính… Một số bệnh miễn dịch phổ biến như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm da cơ, viêm mạch hệ thống, viêm gan tự miễn.

Đơn vị Hô hấp và dị ứng miễn dịch được trang bị nhiều máy móc, thiết bị thăm dò chức năng hiện đại của các nước Âu Mỹ, tương đương với nhiều bệnh viện lớn trong khu vực Châu Á.

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI PHÒNG KHÁM:

1. ĐO HÔ HẤP KÝ: Chẩn đoán và theo dõi bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xác định nguyên nhân của các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở, khò khè… Hô hấp ký với nghiệm pháp dùng thuốc dãn phế quản để xác định hồi phục phế quản.

2. PHẾ THÂN KÝ

Đo thể tích phổi và chẩn đoán các trường hợp tắc nghẽn đường dẫn khí bằng Phế thân ký. Phối hợp hô hấp ký và phế thân ký, đo khuếch tán qua màng phế nang mao mạch với CO (DLCO) giúp định hướng rõ hơn các nhóm nguyên nhân gây triệu chứng hô hấp.

3. DAO DỘNG XUNG KÝ (IOS): dao động xung ký là 1 phương pháp thăm dò chức năng hô hấp dễ thực hiện nên được ứng dụng rộng rãi cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và ở người lớn có chống chỉ định với hô hấp ký. Người thực hiện dao động xung ký chỉ cần thở bình thường để có kết quả.

4. ĐO KHÁNG LỰC ĐƯỜNG DẪN KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẾ THÂN KÝ (RAW, sRAW, GAW, sGAW) VÀ DAO ĐỘNG XUNG KÝ (Rrs5 tới Rrs35)

5 ĐO SỨC CƠ HÔ HẤP

Đo áp lực hít vào/thở ra tối đa qua miệng (MIP/MEP) và áp lực hít vào tức thì qua mũi (SNIP). Đo sức cơ hô hấp cung cấp các thông tin quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt là bệnh lý nhược cơ.

6. ĐO LƯỢNG NO TRONG KHÍ THỞ RA (FeNO)

Được khuyến cáo để chẩn đoán viêm đường dẫn tăng bạch cầu ái toan và có thể giúp xác định các đối tượng đáp ứng với điều trị corticosteroid khi có triệu chứng hô hấp mạn tính do viêm đường dẫn khí. FeNO còn có thể là một bằng chứng giúp chẩn đoán hen và FeNO còn có thể là một chỉ dấu của tăng đáp ứng đường dẫn khí.

7. ĐO ĐA KÝ GIẤC NGỦ

Đây là phương pháp theo dõi một số hoạt động của cơ thể khi ngủ và là cách tốt nhất để chẩn đoán xác định một số rối loạn giấc ngủ như: ngưng thở lúc ngủ, rối loạn chuyển động chi có chu kỳ, mộng du,… Đa ký giấc ngủ được thực hiện qua đêm tại phòng đo, được trang bị đầy đủ tiện nghi với giường cho bệnh nhân, giường phụ cho người nhà. Đối tượng đo sẽ được gắn các thiết bị theo dõi sóng điện não, cử động mắt, cằm, chân, nhịp tim, lưu lượng khí qua mũi/miệng, nồng độ oxy, đo ngáy. Các thiết bị này không gây đau hay khó chịu và không ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ.

8. NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC TIM MẠCH – HÔ HẤP (CPET)

Giúp phát hiện các bệnh tim mạch, hô hấp tiềm ẩn không được phát hiện khi thăm dò lúc nghỉ, đưa ra thông tin để tiên lượng và phục hồi chức năng đối với các đối tượng có bệnh lý, hay phân loại mức độ thể chất và xây dựng bài tập luyện với người khỏe mạnh và vận động viên. CPET còn có vai trò to lớn trong đánh giá tiền phẫu, đặc biệt các trường hợp mổ cắt phổi. Đây là một trong những điểm mạnh của Phòng khám, khi là đơn vị duy nhất triển khai nghiệm pháp trên lâm sàng cho bệnh nhân.

I. CÁC XÉT NGHIỆM VỀ DỊ ỨNG – MIỄN DỊCH LÂM SÀNG CHUYÊN SÂU:

1. Test lẩy da

Xác định tác nhân gây dị ứng trong các bệnh lý hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc.

2. Test áp da

Xác định tình trạng quá mẫn muộn đối với loại dị ứng nguyên đó.

3. Test tự huyết thanh

Xác định tình trạng bệnh lý mày đay mạn tính tự phát.

4. Test thử thách thuốc

Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đưa thuốc với liều kiểm soát (từ thấp đến cao) vào cơ thể người bệnh bằng đường dùng thuốc tự nhiên để loại từ các trường hợp dị ứng thuốc không rõ rang, và khẳng định sự an toàn của một số loại thuốc…

Chuyên khoa khác
Chẩn đoán hình ảnh
Cơ - xương - khớp
Nhi khoa
Sản - Phụ khoa
Tai - Mũi - Họng
Tim mạch
Hô hấp và Dị ứng miễn dịch lâm sàng
Nội soi
Tiêu hoá Gan mật
Xét nghiệm
Khoa ngoại
Tâm thần kinh
Nội tiết
Khoa Ngáy-Rối loạn giấc ngủ