PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan
PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan

Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bác sĩ

Kinh nghiệm: 42 năm 

Chức vụ: Trưởng khoa Hô hấp-Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 

I. GIỚI THIỆU

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan có hơn 42 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hô hấp. Bác sĩ là một trong những chuyên gia hàng đầu về khám và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như: Hen suyễn (hen phế quản), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thăm dò chức năng hô hấp.

Bác sĩ cũng đã tổ chức 30 đơn vị quản lý hen, COPD cho 26 tỉnh và 15 đơn vị quản lý hen COPD cho TPHCM. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cơ bản và nâng cao về quản lý hen, COPD trong cộng đồng, trong đó có 971 bác sĩ và 468 điều dưỡng.

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan đã và đang đảm nhiệm các chức vụ giảng dạy tại trường Đại học Y Dược TPHCM và chuyên gia hô hấp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

+ 1979 – 1985: Giảng viên Bộ môn Sinh lý học trường Đại học Y Dược TPHCM 

+ 1990 – 2013: Giảng viên chính Khoa Y – trường Đại học Y Dược TPHCM

+ 2000 – 2017: Trưởng khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Trưởng trung tâm Chăm sóc Hô hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM 

+ 2017 – nay: Chuyên gia hô hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM 

III. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

+ 1971 – 1978: Học và tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM 

+ 1985 – 1990: Nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm Y học Liên Xô

IV. HỘI VIÊN

+ Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam

+ Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TPHCM 

+ Thành viên Liên minh toàn cầu phòng chống các bệnh phổi mạn tính (GARD) – WHO

+ Thành viên Sáng kiến phổi toàn cầu (GLI)

+ Thành viên các tổ chức viết hướng dẫn về hen, COPD và viêm mũi dị ứng: Chiến lược toàn cầu về hen (GINA), Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD), Hướng dẫn của hiệp hội viêm mũi dị ứng quốc tế (ARIA)

V. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1. Đề tài nhánh cấp Nhà nước

+ Thể lực thanh niên Việt Nam; nghiệm thu năm 2007.

+ Vai trò của bảng câu hỏi tầm soát trong chẩn đoán Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nghiệm thu năm 2009.

+ Hiệu quả mô hình quản lý điều trị ngoại trú cho bệnh nhân COPD theo GOLD tại Khoa Thăm dò chức năng, BV Đại học Y Dược TP.HCM; nghiệm thu năm 2009.

2. Đề tài cấp Bộ

+ Đánh giá và theo dõi chức năng hô hấpcho công nhân cao su bị và có nguy cơ mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nghiệm thu năm 2006.

3. Sở Khoa học Công nghệ

+ Đáp ứng lâm sàng và chức năng hô hấp ở bệnh nhân được điều trị theo “Chiến lược toàn cầu về xử trí hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” tại  một số đơn vị y tế của Thành phố Hồ Chí Minh; nghiệm thu năm 2009.

+ Giá trị  của các bộ câu hỏi tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho cộng đồng tại TP.HCM; nghiệm thu năm 2010.

+ Tỷ lệ hen PQ ở trẻ 3-5 tuổi có triệu chứng hen PQ đo bằng dao động xung ký; nghiệm thu năm 2011.

+ Giá trị của các bộ câu hỏi tầm soát hen và COPD cho cộng đồng tại TPHCM; nghiệm thu năm 2016.

4. Đề tài cấp Cơ sở

+ Khảo sát sự tương quan giữa mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nghiệm thu năm 2002.

+ Theo dõi chức năng hô hấp của công nhân pin ACCU có hút thuốc lá sau 2 năm; nghiệm thu năm 2002.

+ Suyễn dạng ho: tần suất, chẩn đoán và đáp ứng điều trị; nghiệm thu năm 2003.

+ Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng  và hô hấp ký ở bệnh nhân hen lớn tuổi; nghiệm thu năm 2005.

+ Mối liên quan giữa độ khó thở và các chỉ số của hô hấp ký ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nghiệm thu năm 2005.

+ So sánh việc đánh giá thể lực bằng xe đạp lực kế và hô hấp ký ở thanh niên Việt Nam; nghiệm thu năm 2006.

+ Đặc điểm về dữ liệu cơ bản của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nghiệm thu năm 2006.

+ Mối liên quan giữa độ khó thở và các thể tích phổi ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nghiệm thu năm 2006.

+ Xử trí hen theo GINA 2002 đối với bệnh nhân hen đã dùng corticoid đường toàn thân; nghiệm thu năm 2007.

+ Áp dụng chiến lược tòan cầu về hen (GINA) và BPTNMT (GOLD) tại tuyến quận huyện của TP.HCM; nghiệm thu năm 2009.

+ Mối liên quan giữa chỉ số BMI và các giai đoạn COPD; nghiệm thu năm 2013.

+ Khảo sát tính khả thi của việc dùng FEV6 thay thế cho FVC trong hô hấp ký; nghiệm thu năm 2013.

VI. BÀI VIẾT VÀ CÔNG TRÌNH ĐĂNG BÁO

Tính đến năm 2018, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan đã công bố 96 bài báo Nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, dịch và viết 10 đầu sách về hô hấp; và hàng loạt các tài liệu phổ biến nội bộ.

 
Bác sĩ cùng khoa
GIÁO SƯ, TIẾN SĨ KHOA HỌC, BÁC SĨ DƯƠNG QUÝ SỸ
ThS. BS Vũ Trần Thiên Quân